Chia sẻ kiến thức
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp)

2 posters

Go down

IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp) Empty IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp)

Bài gửi  zorro2702 Tue Apr 23, 2013 12:02 pm

1) Trong chương trình IPM hiện nay, thành phần chủ đạo giúp ngăn sự trỗi dậy của dịch hại là:
a. Kiểm dịch & khử trùng
b. Biện pháp sử dụng giống kháng và hóa học
c. Biện pháp thủ công – cơ học
d. Biện pháp canh tác và phòng trừ sinh học
2) Kỹ thuật mùa vụ có ảnh hưởng rõ nhất trên sức khỏe cây trồng & được dùng để quản lý dịch hại:
a. Giống phù hợp điều kiện địa phương, hạt giống tốt
b. Trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật: chuẩn bị đất, mật độ cây, bón phân cân đối…
c. Quản lý triệt để các đối tượng dịch hại khi chúng vừa xuất hiện
d. Bao gồm các ý trên
3) Nhóm nhân tố không có vai trò chủ yếu trong việc duy trì sức khỏe cây trồng
a. Biện pháp canh tác của nông dân và lịch sử vùng đất canh tác có liên quan đến dịch hại
b. Môi trường sinh thái tự nhiên bao gồm các trở ngại do điều kiện đất, nước…
c. Nông dược và các biện pháp quản lý dịch hại khác
d. Cường lực cây con, các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường
4) Phát biểu chưa đúng về phương pháp FFS
a. Dựa trên thực nghiệm, không chính quy
b. Có sư tham gia của người học và người học là trung tâm
c. Cần được hướng dẫn bởi nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực nông nghiệp khác nhau
d. Được hướng dẫn bởi ít nhất 1 người có chuyên môn
5) Việc chọn chiến thuật áp dụng IPM không nên dựa trên tiêu chí nào đây
a. Ít rủi ro nhất cho sức khỏe con người, ít độc cho sinh vật không là đối tượng
b. Ít phá vỡ các biện pháp kiểm soát tự nhiên trong bối cảnh của cảnh quan
c. Có khả năng cho hiệu quả tức thời, giúp dập dịch hoặc ngăn được sự bộc phát của dịch hại
d. Phù hợp, dễ thực hiện, an toàn và hiệu quả kinh tế và kỹ thuật ngắn hạn và lâu dài







6) Phát biểu về “1 phải, 5 giảm”: bên cạnh Phải dùng giống xác nhận, 5 Giảm là:
a. Giảm: lượng giống, phân đạm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nước, thất thoát sau thu hoạch
b. Giảm: giống, phân, ô nhiễm môi trường, ngập úng, thất thoát sau thu hoạch
c. Giảm: giống, phân đạm, sử dụng thuốc trừ sâu, ảnh hưởng phèn, thất thoát trong thu hoạch
d. Giảm: giống nhiễm, phân NPK, sử dụng thuốc trừ bệnh, ảnh hưởng khô hạn, thất thoát
7) Trong kiểm soát dịch hại, tác động không đúng lên hệ sinh thái có thể gây hậu quả sau:
a. Làm trầm trọng vấn đề dịch hại, với sự thiết lập thứ bậc mới các loài dịch hại
b. Dịch hại phát triển vượt mức cây trồng chịu đựng & hệ thống bị phá vỡ
c. Làm thay đổi tương quan giữa các mối tương tác của các thành phần trong hệ sinh thái
d. Bao gồm các ý trên
Cool Nhằm tối đa hóa các nhân tố kiểm soát tự nhiên, biện pháp vận dụng IPM sẽ ưu tiên
a. Biện pháp sinh học và canh tác, sử dụng nông dược hợp lí
b. Khai thác nguồn tài nguyên, sao cho cây trồng có thể cạnh tranh hiệu quả với dịch hại
c. Thay đổi môi trường làm bất lợi cho dịch hại, tăng vai trò của các tác nhân chọn lọc tự nhiên
d. Kết hợp nhiều biện pháp có áp lực chọn lọc khác nhau nhằm chống lại các loài dịch hại
9) Cơ sở khoa học của “Không phun thuốc trừ sâu ăn lá lúa trong vòng 40 ngày” là:
a. Sâu ăn lá không thể gây thất thu năng suất lúa
b. Cây khỏe có thể tự bù trừ thiệt hại để không bị ảnh hưởng năng suất
c. Cây khỏe thật sự thì không thể thiệt hại do sâu ăn lá
d. Khuyến cáo trên không có cơ sở khoa học
10) Biến đổi quan trọng nhất trong hệ sinh thái dẫn đến sự bộc phát của dịch hại:
a. Nguồn thức ăn liên tục & dồi dào cho dịch hại
b. Phát triển tính kháng thuốc của nhiều loài dịch hại và sự xuất hiện của các loài dịch hại mới
c. Giảm đa dạng sinh học & nguồn di truyền, cân bằng sinh học bị phá vỡ
d. Môi trường đất nhiễm bẩn, vi sinh vật đất và sức khỏe con người bị ảnh hưởng

11) Hoạt động nào của con người trong quá trình canh tác ít làm thay đổi hệ sinh thái nông nghiệp:
a. Biện pháp canh tác: làm đất, vệ sinh đồng ruộng, bón phân, tưới nước
b. Đa dạng hóa các biện pháp phòng trừ dịch hại
c. Thay đổi chế độ nước: ngập úng/khô hạn
d. Chuyển đổi hệ thống canh tác, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ
12) Một ứng dụng của sự đa dạng sinh học để quản lý dịch hại một cách hợp lý là:
a. Du nhập thêm nhiều loài thiên địch từ các vùng sinh thái khác nhau
b. Nuôi nhân các thiên địch bản địa và phóng thích lượng lớn ra môi trường tự nhiên
c. Khai thác vai trò có lợi của thiên địch để giữ cho dịch hại dưới mức cần phải kiểm soát
d. Các ý trên đều đúng
13) Bất lợi về mặt kinh tế của đa dạng sinh học thường gặp nhất trong các hệ thống sản xuất cây trồng
a. Làm giảm mật độ sản phẩm hàng hóa, chất lượng hàng hóa, giảm hiệu quả đầu tư
b. Làm tăng mật độ/đa dạng của sinh vật ăn thực vật
c. Tăng ký chủ trung gian của mầm bệnh
d. Quần xã sinh vật cần quản lý đa dạng hơn, nên cần chi phí đầu tư cho việc quản lý sản xuất
14) Quản lý dịch hại dựa trên sinh thái học, dựa trên ý tưởng cơ bản là:
a. Quản lý dịch hại phải chú ý duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái
b. Quản lý dựa trên từng loài riêng lẻ và các tiến trình sinh học
c. Chú ý khai thác triệt để mối tương tác giữa nhiều loài
d. Biện pháp quản lý phải bảo đảm tính an toàn và lợi nhuận
15) “Điều tra và phân tích hệ sinh thái” (Agro – Eco – System Analysis) nhằm mục đích cuối cùng là
a. Có các nhìn chung sinh thái cũng như kết quả thảo luận để đưa ra biện pháp chăm sóc và BVTV
b. Tạo điều kiện để các thành viên thảo luận về bức tranh sinh thái giữa các nhóm
c. So sánh giữa các bức tranh sinh thái của các nhóm và quyết định của các nhóm
d. Xây dựng những biện pháp chăm sóc và bảo vệ thực vật cần làm, ai sẽ làm và làm vào lúc nào?



16) Ý nào sau đây có thể không phải là mục tiêu chiến lược của quản lý dịch hại trong IPM
a. Ngăn ngừa nhằm ngăn cản dịch hại xâm nhập & thiết lập quần thể ở một nơi mới
b. Quản lý tạm thời bằng thực hiện các chiến thuật nhằm giới hạn tạm thời bộc phát dịch hại cục bộ
c. Quản lý quần thể dịch hại dưới ngưỡng kinh tế khi dịch hại thiết lập trở lại & đang phát triển
d. Diệt trừ nhằm loại trừ hoàn toàn quần thể dịch hại, bao gồm các dạng hoạt động và lưu tồn
17) Nguyên tắc áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch hại trong IPM
a. Các biện pháp phải tương thích, giữ thiệt hại dưới ngưỡng kinh tế, ít ảnh hưởng phụ bất lợi
b. Ưu tiên các biện pháp có áp lực chọn lọc thấp, đảm bảo tính bền vững, chức năng của hệ thống
c. Vận dụng theo từng điều kiện cụ thể, được bổ sung & thay đổi không ngừng
d. Bao gồm các ý trên
18) Bước tiến hành nào sau đây thường không bao gồm trong khi thực hiện chương trình IPM
a. Xác định chính xác loại & mức độ nhiễm dịch hại
b. Cô lập dịch hại trong vùng bị nhiễm, thực hiện liên tục các biện pháp nhằm mục đích diệt trừ
c. Thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch hại hợp lý khi đạt ngưỡng kinh tế
d. Đánh giá hiệu quả & các rủi ro về môi trường & sức khỏe của các biện pháp áp dụng
19) Biện pháp ngăn ngừa (quản lý mùa vụ, kiểm tra, giám sát, vệ sinh phòng dịch,…) nhằm:
a. Tạo điều kiện môi trường bất lợi để dịch hại không thể phát triển
b. Chuyển đổi hệ thống canh tác, hệ thống cây trồng, cơ cấu mùa vụ không thích hợp cho dịch hại
c. Ngăn chặn sự du nhập/thiết lập quần thể của một loài dịch hại nào đó
d. Không ý nào bên trên là đúng
20) Các biện pháp có thể thực hiện nhằm đối phó với dịch hại đang phát triển thành dịch
a. Thao tác chăm sóc môi trường bất lợi với dịch hại
b. Thực hiện các biện pháp có áp lực chọn lọc cao, một cách hợp lý và ít ảnh hưởng bất lợi nhất
c. Tạo thông thoáng bằng cách là giảm diện tích lá & tỉa bớt hoa, trái
d. Thay đổi sinh lý của cây thông qua biện pháp quản lý tưới, tiêu nước

21) Nội dung thường được xem là không bao gồm trong biện pháp canh tác
a. Quản lý thời vụ, vệ sinh đồng ruộng, làm đất, diệt ký chủ trung gian
b. Giống khỏe, luân canh, xen canh, khoảng cách trồng hợp lý
c. Quản lý nước, dinh dưỡng hợp lý, cải thiện hóa tính của đất để cây mọc khỏe
d. Đa dạng hóa nơi sinh sống của thiên địch
22) Biện pháp dựa trên tập tính hóa học, không bao gồm
a. Bẩy pheromone tổng hợp với dung lượng thích hợp
b. Bẩy pheromone tổng hợp với lượng bảo hòa không khí
c. Bẩy (thức ăn có mùi + thuốc trừ sâu): Ruồi đục trái: Thịt quả + dipterex
d. Bẩy màu vàng
23) Phát biểu chưa đúng về hiệu quả của biện pháp bao trái đang áp dụng hiện nay
a. Bao bằng vải, giấy, plastic; nếu dùng bao plastic cần tạo lỗ thông thoáng để tránh nước đọng
b. Có thể bao bằng giấy báo củ, cuốn & kết lại
c. Giúp ngăn ngừa hiệu quả nhiều loại bệnh hại trên trái
d. Áp dụng cho các loại trái không cần ánh sáng để phát triển
24) Khuyến cáo chưa đúng về biện pháp sử dụng hóa học
a. Chỉ phun thuốc khi dịch hại đạt ngưỡng kinh tế
b. Dùng thuốc có phổ tác động rộng để đạt hiệu quả cao với nhiều đối tượng dịch hại
c. Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng loại, đúng lượng, đúng lúc, đúng cách
d. Sử dụng luân phiên thuốc có cơ chế tác động khác nhau, nếu sử dụng >1 lần
25) Sử dụng hợp lý thuốc hóa học bảo vệ thực vật theo ngưỡng kinh tế giúp
a. Phát huy tính chọn lọc của thuốc trong kiểm soát quần thể dịch hại
b. Tiết kiệm được chi phí, giữ cân bằng sinh học, hạn chế ô nhiễm môi trường
c. An toàn với thiên địch
d. Đảm bảo hiệu quả kiểm soát dịch hại đạt mức tối ưu
26) Trong FFS, phòng trừ sinh học thể hiện rõ nét nhất trong nguyên tắc IPM nào sau đây
a. Trồng & chăm sóc cây khỏe
b. Hiểu & bảo vệ thiên địch
c. Thăm & kiểm tra đồng ruộng thường xuyên
d. Phòng trừ dịch hại với biện pháp thích hợp





27) Phòng trừ sinh học ứng dụng không bao gồm
a. Kiểm soát 1 loài dịch hại bằng thiên địch du nhập
b. Các tác động làm tăng quần thể hoặc ảnh hưởng có lợi của thiên địch
c. Sử dụng các chế phẩm thuốc bvtv có nguồn gốc sinh học
d. Các tác động có định hướng trước nhằm bảo vệ & duy trì các quần thể thiên địch
28) Mô tả chưa đúng về nhện sói - pardosa pseudoannulata
a. Nhện có vệt hình nỉa trên lưng & vệt trắng ở bụng
b. Rất hoạt động & định cư ở ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa
c. Không giăng lưới, tấn công trực tiếp con mồi
d. Khi không có thức ăn là côn trùng, có thể sử dụng chất hữu cơ như nguồn thức ăn
29) Phát biểu sai về Bọ rùa đỏ - Micrapis sp.
a. Thành trùng dạng hình bầu dục màu đỏ cam sáng
b. Thành trùng hoạt động ban ngày dưới nửa tán trên của cây
c. Ấu trùng màu tím đen, không có đốm vàng
d. Ấu trùng sống trong nước và ăn phiêu sinh động vật
30) Phát biểu chưa đúng về Bọ xít mù xanh – Cyrtohimus lipidipennis
a. Thường hiện diện nhiều ở những ruộng nhiễm rầy, ăn trứng & ấu trùng nhỏ của rầy
b. Thành trùng màu xanh lá, chót đuôi đen
c. Ấu trùng thường sống tập trung trên thảm thực vật ven bờ ruộng
d. Trứng được để trong mô cây
31) Phát biểu chưa đúng về nấm trắng Beauveria bassiana
a. Ký chủ có thể là rầy lá, rầy thân, sâu đục thân, cuốn lá, bọ xít…
b. Bào tử nấm có thể nảy mầm trong điều kiện khô hạn
c. Nấm xâm nhiễm vào mô & tiêu thụ dịch cơ thể ký chủ
d. Cơ thể ký chủ nhiễm bệnh phủ màu trắng như phấn
32) Phát biểu chưa đúng về virus nhân đa diện – NPV
a. Ký chủ: sâu đàn, sâu cằn chèn, sâu nhiễm bệnh khi ăn lá có virus
b. Virus phát tán trong cơ thể, làm sâu di chuyển chậm chạp và ngừng ăn
c. Trong sản xuất, NPV thường được nuôi nhân trong môi trường PDA lỏng
d. Dịch cơ thể sâu chết úa ra, có mang virus giúp chúng tiếp tục cho quá trình gây bệnh
33) Hiểu biết của nông dân về IPM được chuyển giao hiệu quả nhất đến nông dân thông qua
a. Trường học ngoài đồng ruộng nông dân FFS (Farmer Field School)
b. Ba giảm ba tăng
c. Nông dân tham gia thí nghiệm
d. Một phải năm giảm
34) Ngưỡng thiệt hại kinh tế (Economic Injury Level) là
a. Mật số dịch hại mà trên mức đó sẽ gây thất thu cao hơn chi phí kiểm soát
b. Mật số quần thể dịch hại mà dưới mức đó chi phí kiểm soát<tổn thất do dịch hại
c. Mật số quần thể dịch hại mà dưới mức đó chi phí kiểm soát>tổn thất do dịch hại
d. Mật số cao nhất của dịch hại cần kiểm soát để tránh bộc phát dịch trên diện rộng
35) Phát biểu về đấu tranh sinh học tự nhiên & phòng trừ sinh học ứng dụng
a. Đấu tranh sinh học tự nhiên cần du nhập thiên địch về nuôi nhân & phóng thích
b. Đấu tranh sinh học tự nhiên bảo tồn & tạo điều kiện để thiên địch tại chỗ phát triển
c. Phòng trừ sinh học ứng dụng bảo tồn & tạo điều kiện để thiên địch tại chỗ phát triển
d. Phòng trừ sinh học ứng dụng là phải có áp dụng các dạng chế phẩm sinh học
36) Phát biểu đúng về vai trò của biện pháp canh tác trong IPM
a. Biện pháp truyền thống, dễ áp dụng, nhưng hiệu quả thường kém
b. Hiệu quả, không gây kháng thuốc, không ảnh hưởng xấu sức khỏe con người và môi trường
c. Khó kết hợp các biện pháp khác trong chương trình IPM
d. Không hiệu quả kinh tế, khó áp dụng do lực lượng lao động ngày càng ít
37) Ứng dụng “Công nghệ sinh thái” trong IPM trong sản xuất lúa có ý nghĩa gì
a. Đa dạng hóa nơi sinh sống của thiên địch, thu hút chúng đến diệt trừ sâu rầy hại lúa
b. Ứng dụng công nghệ sinh học trong hệ sinh thái ngoài đồng
c. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và giúp cải tạo điều kiện sinh thái thích hợp hơn cho cây
d. Ruộng canh tác với giống cây được chuyển gen kháng sâu, bệnh
38) Biện pháp nào có hiệu quả hơn trong giúp duy trì sự cân bằng hệ sinh thái trong ruộng lúa
a. Bố trí gieo trồng ở thời điểm thích hợp để tránh loại hại phát sinh mạnh
b. Biện pháp canh tác, sinh học, và các biện pháp nhằm giữ dịch hại ở dưới ngưỡng kinh tế
c. Luân canh, xen canh với cây trồng không cùng ký chủ
d. Sử dụng phân vi sinh, phân hữu cơ, các chế phẩm phòng trừ sinh học


39) Sự có mặt của thiên địch góp phần giúp cho hệ sinh thái được cân bằng và bền vững do:
a. Bản thân của thiên địch cũng là nguồn thức ăn của các sinh vật khác trong hệ sinh thái
b. Thiên địch giúp duy trì sự liên tục của dòng chuyển năng lượng trong hệ sinh thái
c. Thiên địch góp phần duy trì mật số dịch hại ở một mức mà cây trồng có thể chịu đựng được
d. Bao gồm các ý trên
40) Phát biểu không đúng về nhược điểm của biện pháp phòng trừ sinh học
a. Hiệu quả thường chậm và dễ bị ảnh hưởng của môi trường
b. Nghiên cứu, nhân nuôi cần trang thiết bị và kinh phí cao, đầu tư ban đầu thường lớn
c. Sản phẩm sinh học thường có hiệu quả bền, do tham gia vào duy trì sự đa dạng sinh học
d. Dễ tạo nên các loài dịch hại mới, khó kiểm soát
41) Biện pháp phòng trừ sinh học tăng cường
a. Nâng cao vai trò và hoạt động của thiên địch thông qua nhân nuôi và phóng thích
b. Tạo điều kiện thuận lợi để thiên địch tại chỗ nhân mật số 1 cách tự nhiên
c. Áp dụng các biện pháp khác (canh tác, dinh dưỡng) nhằm giúp thiên địch phát huy hiệu quả
d. Bao gồm các ý trên
42) Trong canh tác rau sạch theo phương pháp truyền thống, IPM được thực hiện qua
a. Canh tác trên nền hữu cơ, sử dụng chế phẩm sinh học và hoàn toàn không phun thuốc hóa học
b. Chọn mùa vụ, vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị đất, quản lý dinh dưỡng, phun thuốc theo 4 đúng
c. Trồng trong nhà lưới, cách ly với nguồn sâu, bệnh nên không cần biện pháp kiểm soát nào
d. Chọn và chỉ trồng các giống có tính kháng sâu, bệnh cao, chọn giống khỏe
43) Sản xuất rau theo tiêu chuẩn GAP nhằm đạt mục đích
a. Phải trồng rau trong nhà kính, trồng rau mầm hữu cơ, hay rau mầm thủy canh
b. Lựa chọn địa điểm, sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại
c. An toàn cho sản phẩm, người sản xuất, môi trường và truy nguyên được nguồn gốc
d. Các ý trên đều đúng
44) Cho đến nay, ích lợi chính của việc canh tác có sử dụng màng phủ nông nghiệp được biết là
a. Hạn chế chuột, các côn trùng, động vật và mầm bệnh tấn công bộ rễ cây
b. Điều hòa độ ẩm, giúp cây hấp thu dưỡng liệu hiệu quả, xua đuổi côn trùng gây hại
c. Mặt liếp không bị xói mòn, cải tạo sa cấu và thành phần hữu cơ trong đất
d. Giúp diệt trừ cỏ dại và mầm bệnh trong đất hiệu quả mà không gây ô nhiễm môi trường
45) Sản xuất rau hữu cơ nhằm an toàn cho con người và môi trường, dựa theo nguyên tắc
a. Chăm sóc sức khỏe đất qua sử dụng phân hữu cơ sinh học hay vi sinh
b. Chọn giống cây trồng chống chịu hay kháng với các loại sâu, bệnh hại chính
c. Sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học trong quản lý dịch hại
d. Bao gồm 3 ý trên
46) Khó khăn chính quyết định sự thành công của chương trình IPM là
a. Yêu cầu người thực hiện phải nhận thức tốt và chuyên môn phải được tập huấn
b. Người canh tác không có nhiều thời gian để kiểm tra đồng thường xuyên
c. Thiên địch có thể trở thành dịch hại
d. Mất nhiều thời gian
47) Thách thức lớn nhất cho sự thành công của 1 chương trình IPM là
a. Rào cản tâm lý của người dân: ngại thay đổi, ngại khó áp dụng
b. Chi phí đầu tư ban đầu cho nhiều khâu kỹ thuật, chuyển giao kỹ thuật thường khá cao
c. Nông dân chưa thấy được những lợi ích IPM
d. Trình độ kiến thức nông dân phần lớn còn thấp
48) Khó khăn chủ yếu trong việc triển khai mô hình GAP trên lúa hiện nay ở 1 số nơi là
a. Dự án đầu tư nguồn lực, nhân lực phải lớn
b. Khó khăn trong tổ chức xây dựng và vận hành hệ thống quản lý kiểm soát theo qui định
c. Khó khăn trong việc liên kết 4 nhà, nên sản phẩm chưa có đầu ra thuận lợi
d. Nhân sự điều hành hệ thống cần có trình độ nhất định
49) Sử dụng chất dẫn dụ sinh học là pheromone giới tính nhằm
a. Thu hút, bắt và giết bướm đực vào bẫy
b. Thu hút, bắt và giết bướm cái vào bẫy
c. Thu hút, bắt và giết bướm cái và đực vào bẫy
d. Thu hút ấu trùng sâu hại tập trung lại để diệt trừ

50) Ứng dụng nguyên lý kích kháng trong quản lý bệnh hại là
a. Dùng 1 chất hóa học với nồng độ thích hợp để kích thích tính kháng bệnh của cây
b. Dùng 1 nồng độ thích hợp của dịch trích thực vật để kích thích tính kháng bệnh của cây
c. Dùng 1 vsv không gây bệnh thích hợp để kích thích tính kháng lưu dẫn của cây
d. Bao gồm các ý trên
51) Biện pháp nào làm nền tảng cho các biện pháp khác được áp dụng trong chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
a. Sử dụng thiên địch tự nhiên c. Biện pháp kỹ thuật canh tác
b. Biện pháp phòng trừ sinh học d. Sử dụng giống kháng sâu bệnh
52) Ong ký sinh nhập nội được nuôi nhân phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, có tên khoa học là gì?
a. Asecodes hispinarum c. Telenomus rowand
b. Asecodes erxias d. Anagrus optabillis
53) Áp dụng kỹ thuật diệt sinh (đực bất dục) đối với ruồi đục trái là gì
a. Làm cho ruồi đực vô sinh c. Con đực không bắt cặp với con cái
b. Làm cho ruồi cái vô sinh d. Các câu trên đều sai
54) Bọ đuôi kìm phổ biến ở ĐBSCL ăn bọ cánh cứng hại dừa là loài nào?
a. Bọ đuôi kìm đen c. Bọ đuôi kìm nâu
b. Bọ đuôi kìm vàng d. Bọ đuôi kìm nâu đậm
55) Cơ chế kháng thuốc quan trọng nhất của sâu hại là gì
a. Phản xạ lẫn tránh c. Cơ chế giải độc
b. Hạn chế hấp thụ chất độc d. Phản ứng chống chịu sinh lý
56) Hiện tượng dịch hại kháng thuốc thường xảy ra khi nào
a. Khi xử dụng 1 loại thuốc hóa học thường xuyên
b. Khi áp dụng nhiều loại thuốc hóa học thường xuyên
c. Khi áp dụng thuốc mà dịch hại không giảm
d. Các câu trên đều đúng
57) Chúng ta đối phó với sự hình thành tính kháng thuốc của dịch hại như thế nào
a. Không sử dụng thuốc hóa học c. Chế độ luân canh cây trồng hợp lý
b. Hạn chế tốc độ phát triển tính kháng thuốc d. Các câu trên đều sai
58) Loài gây hại thứ yếu phát triển thành loài gây hại chủ yếu, đó là hiện tượng gì?
a. Hiện tượng kháng thuốc của dịch hại
b. Hiện tượng phát triển tự nhiên
c. Hiện tượng đổi ngôi của dịch hại
d. Hiện tượng tái bộc phát dịch hại


59) Quan điểm về chiến lược IPM trong giai đoạn hiện nay là gì?
a. Loại trừ hoàn toàn hóa chất nông nghiệp
b. Sử dụng các giống kháng sâu bệnh bền vững
c. Làm cho các biện pháp IPM có hiệu quả lâu dài
d. Áp dụng biện pháp sinh học là chủ yếu
60) Chương trình IPM là 1 hệ thống quản lý dịch hại nhằm mục đích
a. Phòng trừ dịch hại có hiệu quả kinh tế
b. Duy trì mật số của các loài gây hại ở dưới mức thiệt hại kinh tế
c. Áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác
d. Sử dụng nguồn thiên địch tự nhiên
61) Bọ rùa thiên địch thường ăn mồi nhóm côn trùng gây hại nào
a. Rầy, rệp chích hút c. Sâu non bộ cánh vảy
b. Ấu trùng bọ xít d. Các câu trên đều sai
62) Trong chương trình IPM cần chú ý khai thác tối đa nhân tố nào
a. Các nhân tố gây chết tự nhiên của sâu hại
b. Sử dụng giống kháng sâu bệnh
c. Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt
d. Sự cân bằng sinh học trong tự nhiên
63) Mục tiêu của quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng là gì
a. Ngăn ngừa tác hại của các loài gây hại
b. Bảo vệ cuộc sống, hạn chế ô nhiễm môi trường
c. Tác động lên toàn bộ hệ sinh thái đồng ruộng
d. Các câu trên đều đúng
64) Nhện ký sinh xâm nhập vào gây bệnh côn trùng qua con đường nào
a. Tiêu hóa, qua miệng c. Hô hấp, qua lỗ thở
b. Tiếp xúc, qua da d. Câu a&b đều đúng
65) Các loài côn trùng ký sinh phổ biến trên sâu hại thuộc bộ côn trùng nào
a. Bộ cánh cứng, bộ cánh màng c. Bộ cánh màng, bộ hai cánh
b. Bộ cánh vảy, bộ hai cánh d. Bộ hai cánh, bộ cánh đều
66) Sử dụng pheromone hấp dẫn côn trùng có ưu điểm gì
a. Phạm vi rộng, hấp dẫn xa
b. Phát hiện côn trùng khi mới xuất hiện
c. Có tính chọn lọc cao, dễ sử dụng
d. Các câu trên đều đúng
67) Khả năng gia tăng mật số côn trùng trong điều kiện tối ưu, phụ thuộc vào yếu tố nào
a. Tốc độ phát triển của côn trùng c. Câu a&b đều đúng
b. Khả năng sinh sản của con cái d. Câu a đúng, b sai


68) Trong các yếu tố sinh vật thì yếu tố nào có vai trò chủ yếu trong hệ sinh thái NN
a. Cây trồng c. Thiên địch
b. Côn trùng d. Con người
69) Chương trình IPM có thể lồng ghép được với chương trình nào giúp trong hiệu quả kinh tế trong công tác bvtv
a. Chương trình “3 giảm, 3 tăng” c. Chương trình công nghệ sinh thái
b. Chương trình “1 phải, 5 giảm” d. Các câu trên đều đúng
70) Bốn nguyên tắc cơ bản của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
a. Sử dụng giống kháng, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sinh học, biện pháp hóa học
b. Trồng giống kháng, bảo tồn thiên địch, thăm đồng thường xuyên, nông dân là chuyên gia
c. Trồng cây khỏe, bảo tồn thiên địch, thăm đồng thường xuyên, nông dân là chuyên gia
d. Điều tra đồng ruộng, biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, sử dụng thuốc hóa học
71) Các loài côn trùng chích hút gây ra triệu chứng thiệt hại thường thấy rõ khi
a. Khi chúng gây hại đáng kể cho cây trồng
b. Khi chúng bắt đầu gây hại cho cây trồng
c. Khi chúng xuất hiện trên cây trồng
d. Các câu trên đều đúng
72) Biện pháp sử dụng giống cây trồng kháng sâu bệnh hại có hạn chế lớn nhất
a. Nghiên cứu giống kháng mất nhiều thời gian
b. Do sức ép chọn lọc làm cho giống kháng dễ mất hiệu lực, không ổn định
c. Giống kháng sâu bệnh dễ áp dụng
d. Giống kháng có tính chuyên biệt
73) Biện pháp sử dụng thiên địch tự nhiên khống chế sâu hại có hạn chế lớn nhất
a. Nguồn thiên địch không có sẵn trong tự nhiên
b. Hiệu quả không ổn định do nhiều yếu tố
c. Cạnh tranh giữa các loài thiên địch với nhau
d. Phải mất nhiều thời gian nuôi nhân thiên địch
74) Cách hạn chế tốc độ phát triển tính kháng thuốc của dịch hại
a. Chế độ luân canh hợp lý
b. Dùng thuốc trừ dịch hại hợp lý
c. Xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp
d. Áp dụng chiến lược thay thế

zorro2702
Chuẩn úy quan
Chuẩn úy quan

Tổng số bài gửi : 31
Reputation : 0
Join date : 18/11/2012

Về Đầu Trang Go down

IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp) Empty IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp)

Bài gửi  nmtri56 Wed Apr 27, 2016 8:52 am

1 d
2 d
3 a
4 c
5 c
6 a
7 d
8 a
9 b
10 b
11 c
12 d
13 c
14 a
15 d
16 d
17 d
18 b
19 a
20 b
21 b
22 c
23 d
24 b
25 b
26 b
27 a
28 d
29 d
30 d
31 b
32 b
33 a
34 b
35 c
36 b
37 a
38 c
39 c
40 d
41 a
42 b
43 c
44 d
45 d
46 d
47 a
48 b
49 d
50 d
51 b
52 a
53 a
54 b
55 c
56 a
57 c
58 c
59 c
60 b
61 a
62 a
63 d
64 a
65 c
66 d
67 c
68 c
69 d
70 a
71 d
72 b
73 d
74  c

nmtri56
Binh bét
Binh bét

Tổng số bài gửi : 1
Reputation : 0
Join date : 27/04/2016

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết